Những hành vi của hot girl Bà Tưng vừa qua trên mạng facebook đủ cấu thành “Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ”
Theo quan điểm riêng của một luật sư – tôi khẳng định hành vi của bà Tưng đã đủ cấu thành “Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ” theo Điều 253 BLHS – luật sư Dương Hoài Vân (Đoàn Luật sư TP.HCM) chia sẻ.
Là một người trẻ, tôi giật mình khi đọc các bài viết cổ súy cho hiện tượng “bà Tưng”. Tôi thấy tư duy lệch lạc về đạo đức khi các bạn cho “Bà Tưng” là sống thật với chính mình. Xin phân tích như sau:
Là con người sống trong một đất nước, một xã hội phát triển chúng ta cần đi giữa 2 “hành lang” đó là quy phạm đạo đức và quy phạm pháp luật.
Đạo đức của người Việt, phụ nữ Việt Nam, xây dựng hình ảnh đẹp hay mang lại lợi ích cho đất nước cho gia đình xã hội. Đất nước phát triển đi lên không tránh khỏi những thứ văn hóa lai căng du nhập, tuy vậy với truyền thống tự hào chúng ta hòa nhập vào và phát huy cái “tôi” để khẳng định mình, tự hào mình là thanh niên là phụ nữ Việt Nam. Phát huy truyền thống đậm đà bản sắc của dân tộc sẽ tốt hơn việc hòa tan đánh đồng, học đòi những thứ văn hóa và lối tư duy hỗn tạp, thiếu ý thức.
Biết bao nhiêu lớp thanh niên khẳng định mình, dám nghĩ dám làm để làm giàu cho đất nước và bảo vệ tổ quốc, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, họ đâu cần phải kệch cỡm, họ đâu cần dung tục, họ đâu cần khoe thân, họ đâu cần phát ngôn thiếu suy nghĩ, thiếu tư duy?
Vậy hành động của “bà Tưng” gì đó có trái thuần phong mỹ tục không? Trái đạo đức xã hội không? Có đi ngược lại giá trị truyền thống người phụ nữ Việt không? Có đang được các bạn trẻ học theo và cổ súy không? Điều này tôi mong các bạn hãy tư duy lại.
Khi thực hiện hành vi thì hành vi của bạn phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa, không trái đạo đức xã hội và không trái pháp luật. Mấy ngày nay trên một số báo mạng các chuyên gia pháp luật đang tranh cãi về quan điểm pháp lý về hành vi của “bà Tưng”. Cũng là một người trong nghề tôi rất cảm thông và sẻ chia điều này với các đồng nghiệp, tuy nhiên với quan điểm riêng của một luật sư – tôi khẳng định hành vi của bà Tưng đã đủ cấu thành “Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ” theo Điều 253 BLHS (không tranh luận về quan điểm pháp lý ở bài viết này). Điều này nói lên rằng hành vi của một cá nhân khi thực hiện phải đảm bảo trước tiên hành vi đó không trái đạo đức và pháp luật rồi mới xét đến vấn đề lợi ích hay cổ súy sau.
Xét theo quan điểm xã hội học thì “hiện tượng xã hội luôn có trước ý thức xã hội”, chính vì lẽ đó mới có sự lúng túng trong tư duy kể cả áp dụng pháp luật. Tuy nhiên không phải là không có cơ sở đầy đủ và chế tài đầy đủ để xử lý theo quy định pháp luật mà cái quan trọng hơn cả là xử lý như thế nào để để các bạn trẻ không có tuy duy lệch lạc về đạo đức, phẩm giá, cách sống của một con người, một công dân trẻ.
Theo quan điểm riêng của một luật sư – tôi khẳng định hành vi của bà Tưng đã đủ cấu thành “Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ” theo Điều 253 BLHS – luật sư Dương Hoài Vân (Đoàn Luật sư TP.HCM) chia sẻ.
Là một người trẻ, tôi giật mình khi đọc các bài viết cổ súy cho hiện tượng “bà Tưng”. Tôi thấy tư duy lệch lạc về đạo đức khi các bạn cho “Bà Tưng” là sống thật với chính mình. Xin phân tích như sau:
Là con người sống trong một đất nước, một xã hội phát triển chúng ta cần đi giữa 2 “hành lang” đó là quy phạm đạo đức và quy phạm pháp luật.
Hình ảnh ‘bà Tưng’ trong các clip hot gây xôn xao cộng đồng.
Về quy phạm đạo đức: Một đất nước có hàng nghìn năm lịch sử, một đất nước Á đông người phụ nữ đã được xây dựng tượng đài và giàu hình ảnh đẹp như người phụ nữ Việt Nam thì sao lại phải “lai căng” học đòi để gọi là “sống thật” với chính mình? Sống thật, dám nghĩ dám làm đâu có nghĩa là phải khoe thân dung tục, đâu có nghĩa phải nói năng bừa bãi, thiếu suy nghĩ? Không thể ngụy biện rằng “bạn ấy dám làm những điều mình thích mà không cần quan tâm đến thái độ của người xung quanh” – đây là tư duy sai!Đạo đức của người Việt, phụ nữ Việt Nam, xây dựng hình ảnh đẹp hay mang lại lợi ích cho đất nước cho gia đình xã hội. Đất nước phát triển đi lên không tránh khỏi những thứ văn hóa lai căng du nhập, tuy vậy với truyền thống tự hào chúng ta hòa nhập vào và phát huy cái “tôi” để khẳng định mình, tự hào mình là thanh niên là phụ nữ Việt Nam. Phát huy truyền thống đậm đà bản sắc của dân tộc sẽ tốt hơn việc hòa tan đánh đồng, học đòi những thứ văn hóa và lối tư duy hỗn tạp, thiếu ý thức.
Biết bao nhiêu lớp thanh niên khẳng định mình, dám nghĩ dám làm để làm giàu cho đất nước và bảo vệ tổ quốc, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, họ đâu cần phải kệch cỡm, họ đâu cần dung tục, họ đâu cần khoe thân, họ đâu cần phát ngôn thiếu suy nghĩ, thiếu tư duy?
Vậy hành động của “bà Tưng” gì đó có trái thuần phong mỹ tục không? Trái đạo đức xã hội không? Có đi ngược lại giá trị truyền thống người phụ nữ Việt không? Có đang được các bạn trẻ học theo và cổ súy không? Điều này tôi mong các bạn hãy tư duy lại.
Sau khi gây sốc trên mạng, Huyền Anh tiếp tục gây xôn xao ngoài đời
Về quy phạm pháp luật:Khi thực hiện hành vi thì hành vi của bạn phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa, không trái đạo đức xã hội và không trái pháp luật. Mấy ngày nay trên một số báo mạng các chuyên gia pháp luật đang tranh cãi về quan điểm pháp lý về hành vi của “bà Tưng”. Cũng là một người trong nghề tôi rất cảm thông và sẻ chia điều này với các đồng nghiệp, tuy nhiên với quan điểm riêng của một luật sư – tôi khẳng định hành vi của bà Tưng đã đủ cấu thành “Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ” theo Điều 253 BLHS (không tranh luận về quan điểm pháp lý ở bài viết này). Điều này nói lên rằng hành vi của một cá nhân khi thực hiện phải đảm bảo trước tiên hành vi đó không trái đạo đức và pháp luật rồi mới xét đến vấn đề lợi ích hay cổ súy sau.
Xét theo quan điểm xã hội học thì “hiện tượng xã hội luôn có trước ý thức xã hội”, chính vì lẽ đó mới có sự lúng túng trong tư duy kể cả áp dụng pháp luật. Tuy nhiên không phải là không có cơ sở đầy đủ và chế tài đầy đủ để xử lý theo quy định pháp luật mà cái quan trọng hơn cả là xử lý như thế nào để để các bạn trẻ không có tuy duy lệch lạc về đạo đức, phẩm giá, cách sống của một con người, một công dân trẻ.